Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao khi bị ho mọi người tránh ăn đồ ngọt nhưng thuốc ho lại thường có vị ngọt không? T?
Khi đặt năm vị cơ bản là ngọt, cay, chua, đắng, mặn trong mối quan hệ với ngũ tạng và ngũ hành, chúng ta sẽ thấy có sự tương hợp nhất định giữa vị của [URL]cây thuốc nam[/URL] và cơ quan mà nó tác động.
Theo lý thuyết về ngũ hành thì vị cay ứng với hành Kim và quy vào phổi (Phế). Có thể thấy, vào mùa đông hay khi thời tiết lạnh, có gió lùa, dân gian thường chọn các thức ăn có vị cay, nồng để làm ấm phổi.
Món kẹo gừng rất phổ biến vào dịp Tết với vị cay của gừng sẽ giúp ấp phổi, trừ ho (vì đây là lúc giao mùa, khí trời vẫn còn lạnh).
Như thế, có thể thấy rằng, vị cay the trong hầu hết thuốc ho là minh chứng cho sự quy chiếu, tác động của nó vào phổi của người bệnh, giúp khắc phục bệnh ho. Tuy nhiên, vì sao thuốc ho ngoài vị cay the lại còn có vị ngọt?
Ta thấy, nếu không kể đến thành phần các cây thuốc có sẵn vị ngọt và cay trong công thức điều chế thuốc ho thì người ta vẫn thường cho thêm mật ong hoặc đường vào các bài thuốc ho.
Một mặt, vị ngọt giúp thuốc dễ uống nhưng mặt khác, chính vị ngọt ứng với hành Thổ sẽ quy vào tỳ, giúp làm dịu sự tác động của vị cay vào tỳ và khi tỳ khỏe mạnh thì nó cũng thúc đẩy phổi khỏe mạnh (theo nguyên lý ngũ hành tương sinh thì Thổ (Tỳ) sinh Kim (Phế)).
Như vừa nói, vị ngọt sẽ bổ trợ cho tỳ hay hệ tiêu hóa nói chung. Có thể thấy rằng nhiều cây thuốc trị các bệnh về tiêu hóa, giúp bổ tỳ đều có vị ngọt. Chẳng hạn:
Thuốc có vị mặn ứng với hành Thủy và quy vào thận. Chúng ta có thể thấy khá nhiều các cây thuốc, bài thuốc có vị mặn với nhiều tác dụng khác nhau, trong đó tác dụng chính là bổ thận, điều trị các bệnh về thận (hay hệ bài tiết nói chung).
Thuốc có vị đắng ứng với hành Hỏa và quy vào tim (Tâm). Có thể kể tên những cây thuốc có vị đắng với những tác dụng đáng kể đối với tim như:
Thuốc có vị chua ứng với hành Mộc và quy vào lá gan trong cơ thể người. Có thể kể ra đây một số cây thuốc có vị chua và được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan, giúp thanh nhiệt, giải độc như:
Nhìn chung, không phải hễ vị thuốc nào có vị chua là sẽ điều trị bệnh về gan, đắng là sẽ điều trị các bệnh về tim mạch, ngọt là sẽ điều trị về tiêu hóa… Trên thực tế, thảo dược và mùi vị, đặc tính, công năng của nó là vô cùng đa dạng, phức tạp, đầy hấp dẫn và vẫn đang chờ chúng ta khám phá.
Ở đây, đi tìm điểm tương hợp giữa vị của thuốc và cơ quan mà nó tác động qua các trường hợp phổ biến là một cách để chúng ta hiểu về cây thuốc và thấy gần gũi, yêu quý nó hơn.
(Tuyết Nhi)