Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Mặc dù củ tam thất bắc là một loại thuốc tốt, nhưng nếu nó được sử dụng không đúng cách, nó vẫn có khả năng gây
Giờ đây, với sự cải thiện dần dần về mức sống, nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe của mọi người ngày càng cao hơn. Một số thảo dược bổ dưỡng đã trở thành món ăn yêu quý của nhiều gia đình như củ tam thất bắc (Bột tam thất bắc).
Một vài năm gần đây bột tam thất bắc đang là một trong những thảo dược bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Báo đài đã có rất nhiều bài viết giới thiệu về những giá trị của của tam thất bắc đối với sức khỏe.
Do là một thảo dược có cùng họ với nhân sâm, với thành phần chính là saponin (Một hoạt chất rất quý có tác dụng chống oxi hóa) nên rất nhiều trang báo dựa vào những đặc điểm này, để rồi có nhiều trang báo thổi phồng quá mức, cường điệu hóa tác dụng của tam thất bắc.
Tác dụng của tam thất bắc là gì? Có chống chỉ định nào không? Làm thế nào để sử dụng vị thuốc này một cách khoa học và tốt cho sức khỏe ?
[URL]Tam thất bắc[/URL] là gốc khô của cây tam thất bắc (tên khoa học Panax notoginseng). Củ được thu hái sau khi hoa nở vào mùa thu, rửa sạch, tách rễ chính, rễ và gốc thân phơi khô.
Rễ được gọi là “nhánh” và gốc thân còn được gọi là “củ”. Tam thất bắc tính vị ngọt và hơi đắng. Tam thất có một số tác dụng chính sau:
Đây là một vị thuốc thường được sử dụng sau phẫu thuật và chấn thương. Thảo dược này được trước kia thường phải nhập từ Trung Quốc, nhưng ngày nay ta đã tự chủ động sản xuất, trồng được tam thất bắc tại Yên Bái, Lại Châu, Lào Cai.
Có thể nói củ tam thất bắc là một vị thuốc rất quý, ngoài sử dụng củ tam thất thì nụ hoa, lá của nó cũng có thể được sử dụng làm thuốc.
Các bạn biết đó, nụ tam thất và [URL]hoa tam thất[/URL] là một vị thuốc điều trị chứng bệnh mất ngủ tốt nhất hiện nay. Thời gian qua đã rất nhiều bệnh nhân điều trị khỏi chứng mất ngủ nhờ vị thuốc này.
Từ quan điểm dược lý, thành phần hóa học của tam thất bắc tương tự như nhân sâm, chủ yếu chứa saponin và flavonoid. Trong đó hàm lượng saponin rất cao tới 12%, rất nhiều dược chất quý và hơn 20 loại nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể con người như nhôm, sắt, strontium và barium…..
Do thành phần hóa học được biết đến của tam thất bắc và nhân sâm là tương tự nhau, nên tác dụng dược lý của hai vị thuốc này gần như tương đồng.
[IMG]
Mặc dù tam thất bắc là một vị thuốc tốt, nhưng nếu nó được sử dụng không đúng cách, nó vẫn có khả năng gây ra phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Không phải ai cũng có thể tự ý sử dụng theo ý muốn.
Giống như nhân sâm, không phải ai cũng có thể sử dụng. Cũng như việc bạn sử dụng thuốc của bạn, bạn phải có chỉ định của bác sỹ, nếu không sẽ gây phản tác dụng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng tam thất bắc có khả năng đặc biệt là cầm máu mà không tạo mủ, viêm nhiễm. Nó đặc biệt thích hợp cho những người bị chảy máu và tụ máu.
(Bốn trường hợp không nên dùng củ tam thất)
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cho dù bạn dùng bột tam thất bắc hay sử dụng củ tam thất để điều trị, bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ lâm sàng, không dùng quá mức.
Liều dùng: Dược điển Trung Hoa (năm 2015) nêu rõ rằng liều lượng dùng củ tam thất bắc là 3 ~ 9 gram/ngày, 1 ~ 3 gram mỗi lần (Tuyệt đối không dùng quá 9 gram mỗi ngày).
Tam thất bắc là một dược liệu quý giá, có giá bán ngoài thị trường rất cao, do đó sản phẩm này có nhiều nguy cơ bị làm giả. Nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng là rất lớn.
Để điều trị đạt hiệu quả cao, tránh được những tác dụng xấu bởi sản phẩm kém chất lượng, người dùng nên đặt mua củ tam thất hoặc [URL]bột tam thất[/URL] ở những địa chỉ uy tín lâu năm, có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ.
Tam thất bắc không độc, nhưng nếu vị thuốc này khi tán thành dạng bột không được vệ sinh sạch sẽ trước khi tán, rất có thể các tạp chất có chứa các alcaloid pyrrolidine trong đất bán bên ngoài củ tam thất, có thể gây tổn thương tế bào nội mô ở các xoang gan và tĩnh mạch gan. Tắc nghẽn các tĩnh mạch gan gây tổn thương gan nghiêm trọng.
Để phân biệt tam thất nguyên củ các bạn có thể tham khảo [URL]tại đây[/URL].
Để phân biệt bột tam thất bạn chú ý: Bột tam thất thường có màu nâu nhạt hoặc nâu xanh, khi nếm có vị ngọt và hơi đắng. Bột giả tam thất thường khô có vị trên.