Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Nhân lạp xường được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng c?
Hàng năm khi dịp tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn "tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau ". Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… Để ăn trong dịp tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp xường (lạp sườn), thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp xường.
Nhân lạp xường được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc.
Để lạp xường gác bếp có hương vị đặc trưng, không bị hỏng thì kinh nghiệm ướp rượu và nước gừng là rất quan trọng. Sau khi nhồi nhân vào ruột non cứ 20-30cm thì người ta lại dùng dây buộc chặt lại thành từng khúc. Lấy kim châm điểm trên khúc lạp xường cho khí thoát ra để lạp xường sau nây đều và không bị nứt. Sau đó mang lạp xường treo phơi ngoài nắng cho khô dần ở thời gian nhất định để lạp xường có hương vị đặc trưng người ta đem lạp xường vào hong khô trên bếp củi, lạp xường sẽ se lại , săn chắc. Chính vì vậy mà trông khúc lạp xường Tây bắc có màu sáng của mặt trời và màu hồng của bếp lửa cũng như những đường vân trắng ngà của thịt mỡ tạo sức hấp của lạp xường Vùng cao trong ẩm thực.
Khi ăn lạp xường để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp xường Tây bắc(lạp xường vùng cao ) vùng cao ngâm nga ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi.Điều đáng nói và dễ nhận thấy nữa là bà con chỉ làm lạp xường từ những chú lợn bản đen một giống lợn được duy trì từ bao thế hệ của người vùng cao, theo bà con lạp xường có được vị dai của lòng , vị ngọt của thịt vị thơm và ngậy của mỡ hòa quyện với nhau cái chính là từ thịt của giồng lợn này. Ăn thật ngon miệng nếu nhâm nhi trêm chút rượu: Thảo dược Tây bắc, thì thật là không gì sánh được.
Cách làm lạp xưởng được rất nhiều người ưa thích nhưng lại ngại làm vì nghĩ nó quá phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm lạp xưởng tại nhà đơn giản và ngon nhất.
Hình ảnh Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà số 1 Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà Lạp xưởng là sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là món ăn mà hầu hết người Việt nào cũng biết đến ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác.Đặc biệt trong dịp tết cổ truyền của người Việt. Lạp xưởng là một món ăn không thể thiếu không những vì có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến. Thành phẩm của lạp xưởng tạo ra khi ăn phải tạo được cảm quan mềm, dai, có độ đàn hồi cao, có màu đỏ tươi và thơm ngon bắt mắt.
Nguyên liệu làm lạp xưởng
2kg thịt nạc heo 1/2kg mỡ heo 150ml rượu Mai Quế Lộ 5m ruột heo khô 4 ống rượu trắng 200g đường cát 50g muối 2 thìa canh hạt tiêu
Cách làm lạp xưởng
Cách chọn nguyên liệu
Thịt heo: Thịt có thể sử dụng thịt tươi hoặc thịt đông lạnh, nhưng tốt nhất là thịt tươi người ta thường dùng thịt heo nạc được lấy ở phần đùi hay phần mông vì ở đó thịt dẻo, ráo, lại ít gân. Chọn thịt tươi, trên bề mặt không dính các tạp chất, khô ráo, không bị nhớt, có độ đàn hồi kiểm tra bằng cách ấn ngón tay vào thịt không để dấu ấn lại trên bề mặt thịt khi bỏ tay ra, không rỉ nước, không sót lông, xương, gân. Các mô cơ không bị bầm, dập, không tụ huyết, xuất huyết.Thịt phải có màu hồng, đỏ tươi, không có màu đỏ bầm, xám hay tái nhạt, xanh, không có mùi ôi của thịt biến chất, không có mùi lạ Mỡ heo: có khả năng hòa tan các vitamin A, D, E, K, nên có một vai trò không kém đến giá trị dinh dưỡng.Tuy nhiên ăn nhiều chất béo như mỡ lại không tốt cho sức khỏe tim mạch… Nên ngày nay, chế biến lạp xưởng hàm lượng mỡ chỉ còn khoảng 20% so với khối lượng sản phẩm tạo thành. Mỡ thường được sử dụng là mỡ cứng ở trạng thái đông lạnh. Mỡ có tác dụng làm tăng độ kết dính, độ bóngtạo nhũ tương tốt, hỗn hợp thịt sau khi phối trộn có độ nhớt giảm giúp quá trình nhồi ruột dễ dàng hơn,giúp cho sản phẩm kéo dài thời gian bảo quản. Ruột: Không có mùi lạ, không bị ôi, không có dấu hiệu gì của sự thối rửa và không có mùi chua.
Cách chế biến lạp xưởng
Bước 1 :Đầu tiên bạn cần rửa sạch mỡ heo bằng nước muối, để ráo rồi thái hạt lựu nhỏ. Thêm đường vào trộn cho đều, sau đó bạn mang mỡ đi phơi nắng trong một ngày.
Hình ảnh Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà số 2
Xay nhuyễn thịt nạc heo, bạn thêm rượu Mai Quế Lộ vào rồi trộn cho thật đều. Cho mỡ heo đã phơi nắng vào để trộn đều. Tiếp theo, bạn cho muối, tiêu xay và tiêu hột và trộn thêm một lần nữa.
Bước 2: Ruột dùng chiếc đũa lộn phần bên trong ra và cạo sach. Sau đó chia ruột heo khô ra thành 4 đoạn ngắn rồi dùng rượu trắng để rửa qua.
Hình ảnh Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà số 3
Dùng thịt nhồi vào trong ruột heo, lấy dây nilon buộc lại thành từng đoạn ngắn.
Bước 3 : Khi đã nhồi xong thì bạn lại mang lạp xưởng đi phơi nắng.
Hình ảnh Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà số 4
Bước 4 : Đợi sau khoảng 4 ngày là bạn có thể mang lạp xưởng ra dùng.
Hình ảnh Cách làm lạp xưởng tươi ngon đơn giản không bị chua tại nhà số 5
Bạn có thể hấp hoặc chiên lạp xường rồi dùng với xôi, cơm trắng đều ngon. Hay là, bạn có thể chế biến chung với các nguyên liệu khác như cơm chiên, trứng chiên…
Một số tác hại khi ăn nhiều lạp xưởng
Lạp xưởng chứa khá nhiều cholesterol và các axít béo no, không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hóa lipit máu nói chung. Lạp xưởng cũng thường có nhiều muối, nên ảnh hưởng không tốt đến huyết áp. Do phương pháp chế biến và thời gian bảo quản, lạp xưởng thường không còn vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước, nên ăn nhiều lạp xưởng có thể làm mất cân đối khẩu phần. Không ăn quá nhiều lạp xưởng. Lượng đạm trong khẩu phần hàng ngày nếu ăn vào khoảng 150 g, và đã ăn 3 cây lạp xưởng thì ngày hôm đó không ăn thêm các thức ăn giàu đạm như cá, thịt, trứng... Giảm bớt lượng chất béo no từ các món ăn khác (thức ăn chiên quay, các loại nhiều da, mỡ, phủ tạng động vật, bơ, margarine, shortening...) trong bữa ăn có lạp xưởng.Ngoài ra, lạp xưởng là thức ăn khô, nên quá trình bảo quản tại gia đình nếu bị ẩm mốc... cũng có thể gây ngộ độc. Nên bảo quản lạp xưởng tại gia đình trong môi trường khô ráo, mát, tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh, rửa sạch trước khi chế biến. Cuối cùng là áp dụng các phương pháp chế biến không thêm dầu mỡ như hấp, nướng, bỏ lò... thay vì chiên. Như vậy cách làm lạp xưởng cũng rất đơn giản các bà nội trợ có thể làm tại nhà để đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình.
Chúc các bạn thành công!
[IMG] Thêm một công trình nghiên cứu của thế giới về cây xạ đen đã được đăng tải trên Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ. N ...