Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Cây hoàn ngọc, cây xuân hoa vị thuốc quý điều trị nhiều loại bệnh, bởi vậy hoàn ngọc còn được nhân dân gọi là cây
Trong một dịp về quê, tôi theo nội ra vườn và được giới thiệu rất nhiều cây cảnh, cây thuốc. Khi sắp quay vào nhà, bà chỉ cho tôi xem một bụi cây khá đặc biệt với màu xanh mơn mởn, tốt tươi. Cây có nhiều cành, lá mọc đối, xanh cả hai mặt, đầu lá nhọn. Tôi hỏi tên thì bà trả lời rằng khi bà xin về trồng, người cho có nói tên nhưng bây giờ bà đã quên mất, chỉ chắc chắn một điều đó là cây thuốc điều trị được bách bệnh. Tôi nghĩ thầm trong bụng: loại cây bình thường như thế này mà chữa được bách bệnh sao? Huyền thoại hay chỉ là thổi phồng chức năng của nó? (Cây hoàn ngọc – cây xuân hoa – Loài cây mà chúng tôi muốn nói tới trong bài viết này).
Qua tìm hiểu, tôi biết đó là cây hoàn ngọc (loại hoàn ngọc trắng), hay còn có các tên gọi là cây con khỉ (Khác với [URL]cây xương khỉ[/URL] nên các bạn lưu ý tránh nhầm lẫn), cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây lan điền, cây thần dưỡng sinh, trạc mã, mặt quỷ…
Thật ra, khi muốn chỉ số lượng nhiều, dân gian thường dùng cách nói hoán dụ với từ “bách” (trăm), chẳng hạn: “bách hóa”, “bách khoa”, “bách tín”… Và như vậy, “bách bệnh” được hiểu là nhiều bệnh. Như thế, nói cây hoàn ngọc điều trị được bách bệnh cũng là hợp lý.
Các bộ phận của cây hoàn ngọc như rễ, thân, lá, hoa… đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, lá là bộ phận được dùng phổ biến nhất, kế đến là thân và rễ. Đối với rễ thì người ta cho rằng cây hoàn ngọc phải có độ tuổi cao (trên 7 năm tuổi) thì rễ mới đủ được chất để làm thuốc.
Cây xuân hoa có thể dùng để băng bó vết thương, ăn sống (lá cây) hoặc sắc lấy nước uống (dạng tươi hoặc dạng khô). Bên cạnh đó, người ta còn dùng lá hoàn ngọc nấu cháo và thêm ít hành giúp giải cảm nhanh hơn. Đặc biệt, loại thảo dược này còn được chế biến thành trà hoàn ngọc, rất tiện lợi cho người sử dụng.
[IMG]
Đến đây, có thể thấy đối với ngũ tạng trong cơ thể người, cây hoàn ngọc trắng đã có tác động tích cực lên tất cả các cơ quan: tâm, can, tỳ, thận, phế. Khi ngũ tạng khỏe mạnh thì cơ thể tự khắc sẽ đẩy lùi được bệnh, tăng cường sức đề kháng trước các tác nhân bệnh từ bên ngoài.
Nhưng không chỉ thế, loài cây này còn giúp bồi bổ cơ thể, chống oxy hóa, cảm cúm và trị bệnh thần kinh. Hơn nữa, cây hoàn ngọc trắng còn được biết đến là loại lành tính, có tính kháng nấm, tiêu viêm, kháng khuẩn. Do đó, người ta cũng thường dùng nó để cầm máu bằng cách giã lá tươi và đắp lên (bỏ thêm chút muối nếu trị các vết lở loét, viêm nhiễm, sưng tấy trên da.
Một điều không kém quan trọng là qua nghiên cứu, cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa) còn được biết đến với công dụng kháng u, điều trị ung bướu và ung thư vú, ung thư gan; điều trị tuyến tiền liệt….
Đặc biệt, loại cây này còn giúp người bệnh tránh được hiện tượng nhờn thuốc. Có thể nói, dùng hoàn ngọc trắng không những chữa bệnh mà còn “làm mới” cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dược chất có trong vị thuốc và đem lại sự an tâm cho người sử dụng lâu dài.
Qua những công dụng trên, có thể nói cây hoàn ngọc trắng (cây xuân hoa) là loại cây đa năng, tốt cho ngũ tạng là cơ sở để có một cơ thể khỏe mạnh.
Có hai loại hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc tím, loại hoàn ngọc mà chúng tôi giới thiệu ở bài viết này là cây hoàn ngọc trắng. Loại hoàn ngọc tím còn được gọi là cây con khỉ, có hình dáng gần tương tự nhưng ít được sử dụng hơn. Vì vậy các bạn cần chú ý biết cách chọn lựa khi dùng vị thuốc này. Dưới đây là một số hình ảnh mô tat sự khác nhau giữa cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc tím:
(Tuyết nhi)