Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Theo y học cổ truyền, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng khác nhau. Loại được đánh giá cao trong các loại cây tầm gửi là tầ
Cây tầm gửi gạo còn có tên gọi khác là cây chùm gửi, cây tằm gửi …
Ramulus Faxilli, thuộc họ Tầm Gửi (Loranthaceae)
Tên khoa học của cây tầm gửi gạo: Taxillus chinensis
Cây phân bố ở khắp các tỉnh trên cả nước, từ đồng bằng đến trung du miền núi. Cây thường mọc, ăn bám trên những cây gỗ lớn như: Cây đa, cây gạo và cây gỗ nhỏ như cây Dâu ( Tầm gửi dâu rất quý và hiếm ). Ở đây chúng ta đang tìm hiểu về tầm gửi trên cây gạo.
Toàn cây gồm: Thân, lá và cành nhỏ đều được dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm những lá to và dầy, không mục nát thì tốt hơn những lá mỏng, nhỏ.
Do cây mọc và sống ký sinh trên cây Gạo, nên cây mọc quanh năm, mùa đông cây cũng không bị rụng lá do luôn hút chất dinh dưỡng và nước từ những cây gỗ chúng bám vào. Cây được người dân tìm và thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè, khi cây phát triển mạnh nhất.
Người dân tiến hành chạt cả cành và lá về băm nhỏ và phơi khô tự nhiên để làm thuốc.
Trong tầm gửi cây gạo có các chất như: Trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Trong đó hoạt chất catechin trong cây tầm gửi gạo có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sỏi canxi, rất tốt cho những bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Hình ảnh tầm gửi trên cây gạo tía
Hình ảnh cây tầm gửi gạo phơi khô có màu đỏ
Tầm gửi gạo có vị hơi chát, mùi thơm, tính bình. Vào 2 kinh cạn và thận.
Theo y học cổ truyền, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng khác nhau. Loại được đánh giá cao trong các loại cây tầm gửi là tầm gửi mọc trên cây gạo tía. Có một thời gian, tầm gửi gạo còn được ví như cây bách bệnh vì tác dụng điều trị được nhiều chứng bệnh của vị thuốc này. Dưới đây là tổng hợp một số tác dụng chính:
Có gửi hàng trên toàn quốc: