Bạn chưa có tài khoản? Ðăng ký ngay
Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngo
Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Tác dụng nổi bật của loài cây này, được nhiều người biết tới đó là công dụng tạo vị ngọt tự nhiên, có độ đường thấp, là loại thảo dược tuyệt vời cho người bệnh tieeur đường.
Stevia rebaudiana. Họ cúc ([URL]1[/URL])
Cây đươc sử dụng đầu tiên tại Ấn độ và bắt đầu du nhập vào nước ta được một vài năm gần đây, hiện nay loại thảo dược này đã được nhiều địa phương trên cả nước trồng phục vụ cho đời sống và ngành chế biến dược liệu, trà thảo dược.
Lá và búp cây là bộ phận được sử dụng làm thuốc trong y học và công nghệ chế biến thực phẩm.
Là loại cây nhỏ mọc lâu năm nên cây được thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 8 hàng năm. Người ta cắt phần ngọn cây sau đó loại bỏ những lá héo úa rồi phơi khô sử dụng làm thuốc.
Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một glycoside tên là steviol.
Cây cỏ ngọt tươi
1. Đặc tính cỏ ngọt
Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza trong cây cỏ ngọt, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp. Đặc biệt là có ngọt tạo vị ngọt sắc, ít đường nhưng lại không hề gây độc hại cho người, điều này đã được nghiên cứu chứng minh ([URL]2[/URL])
2. Nghiên cứu về độc tính của cỏ ngọt:
Phòng thí nghiệm Đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm của Bộ Y tế Trung Quốc đã tiến hành thử nghiên chiết xuất cỏ ngọt trên cơ thể chuột thí nghiệm nhằm đánh giá độc tính của chiết xuất etanolic của lá cỏ ngọt. Kết quả sau 90 ngày không gây ra thay đổi đáng kể về hành vi, huyết học, lâm sàng hoặc mô bệnh học ở chuột.
Kết quả đã chứng minh rằng chiết xuất cỏ ngọt rất giàu axit isochlorogen, không có tác dụng phụ, an toàn trong nghiên cứu này, mở ra tiềm năng lớn sử dụng loại cỏ này trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm ([URL]3[/URL])
Cây cỏ ngọt khô
2. A Review on the Pharmacology and Toxicology of Steviol Glycosides Extracted from Stevia rebaudiana [URL]http://www.eurekaselect.com/node/146581/article[/URL] Ngày truy cập 17 tháng 3 năm 2019
3. Toxicological evaluation of ethanolic extract from Stevia rebaudiana Bertoni leaves: Genotoxicity and subchronic oral toxicity [URL]https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S027323001730079X?via%3Dihub[/URL] Ngày truy cập 17 tháng 3 năm 2019
4. Stevia rebaudiana Bertoni: A Natural Alternative for Treating Diseases Associated with Metabolic Syndrome [URL]https://www.liebertpub.com/doi/10.1089/jmf.2016.0171[/URL] Ngày truy cập 17 tháng 3 năm 2019